Đau vùng vai gáy có thể là bị những bệnh gì?

(Kienthucdauvaigay.blogspot.com) - Đa số chúng ta đều từng bị đau vai gáy, có thể là đau trong vài ngày rồi tự khỏi, có thể là đau dai dẳng đến mức phải tìm gặp đến bác sĩ để chữa trị, điều đó sẽ phụ thuộc phần nhiều vào nguyên nhân bệnh và cách điều trị mà ta đã áp dụng can thiệp. Nhiều người lo lắng rằng không rõ đau vai gáy có phải là biểu hiện của loại bệnh nào không, có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, đau vai gáy hoàn toàn có thể là do một loại bệnh lý nào khác liên quan đến xương khớp, thần kinh, cơ gân gây nên.

Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng điển hình của bệnh đau vai gáy thường gặp

Thực tế, đau vai gáy được chia thành hai mức độ: cấp tính và mãn tính. Giai đoạn cấp tính là thời kỳ bệnh mới xuất hiện, biểu hiện không quá phức tạp và chưa gây ra nhiều phiền phức. Hầu hết giai đoạn này đều bị người bệnh bỏ qua ít quan tâm đến vì đa phần nghĩ bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài quá 30 ngày, nó đã biến chuyển thành tình trạng mãn tính. Lúc này, việc điều trị sẽ phức tạp và tốn thời gian hơn.

Đau vai gáy vừa có thể là một loại bệnh độc lập, vừa có thể là một triệu chứng biểu hiện của các loại bệnh lý, vấn đề khác. Điều này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân hình thành bệnh. Vậy đau vùng vai gáy có thể là bị những bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân nguyên phát


Nhóm nguyên nhân này là những tác động mang tính trực tiếp gây nên bệnh. Thông thường, ở các trường hợp này, nếu tiến hành các kiểm tra tại bệnh viện, bác sĩ sẽ không phát hiện được những điều bất thường nào ở các bộ phận có liên quan, tức là không có thương tổn. Với điều này, đau vai gáy là bệnh lý độc lập. Có những tác động phổ biến nằm trong danh mục nguyên nhân nguyên phát như sau:

- Tư thế sai: đa phần nhiều người cảm thấy đau vai gáy sau khi ngủ dậy. Trước đó, họ có thể nằm ở một tư thế không thoải mái như vẹo đầu, gối cứng, gối cao, ngủ gục trên bàn, ngủ tựa trên ghế…




- Nhiễm lạnh: những người ngồi dưới điều hòa lâu, ngồi trước quạt phả thẳng vào người, hay môi trường làm việc trong điều kiện nhiệt độ thấp (ngoài trời lạnh, phòng đông lạnh), tắm đêm, tắm nước lạnh, đi ra ngoài trời lạnh không mặc đồ đủ ấm… Các trường hợp này dễ khiến mạch máu bị tắc nghẽn lưu thông, dây thần kinh bị chèn ép, cơ gáy căng cứng, để lâu sẽ hình thành viêm nguy hiểm hơn.

- Chấn thương vào vùng vai gáy: tùy tình trạng những tác động từ chấn thương, dây thần kinh và mạch máu sẽ bị ảnh hưởng sinh ra những cơn đau.

- Tình trạng lão hóa ở người cao tuổi: khiến cho các bộ phận, trong đó có cả dây thần kinh, mạch máu bị thoái hóa, suy giảm chức năng, dễ gặp các vấn đề gây ra những cơn đau vai gáy đột ngột.

Nguyên nhân thứ phát


Chính là trường hợp đau vai gáy là biểu hiện triệu chứng của các dạng bệnh lý khác gây ra biến chứng. Những bệnh lý này thông thường nằm ở hệ xương khớp (đặc biệt là cột sống, khớp bả vai); hệ thần kinh và cơ gân quanh vai gáy.

- Thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống cổ: sinh ra sự chèn ép tại vị trí rễ dây thần kinh tại đây, gây nên những cơn đau tập trung tại khu vực cổ gáy, có thể lan đến khắp vùng vai và xuống đến cánh tay tới tận ngón tay. Các dạng bệnh này thường gây biểu hiện ở một bên của cơ thể. Tính theo trường hợp bệnh lý, dạng này chiếm đến 80% các trường hợp nguyên nhân gây đau vai gáy.

- Viêm khớp vai, viêm quanh khớp vai: chủ yếu là vấn đề ở quanh khớp vai với các cấu trúc phần mềm như sụn, dây chằng, cơ gân, bao hoạt dịch, dịch khớp… Chúng cũng gây nên sự chèn ép lên mạch máu, thần kinh, nhưng khác so với trường hợp trên ở chỗ, một bên là gây ảnh hưởng từ gốc, một bên là ảnh hưởng ở phần phân nhánh dây thần kinh.

- Một số bệnh lý khác: khối u, thieieur năng mạch vành, bệnh bẩm sinh tại cột sống, dị tật…

Những loại bệnh lý này đều nguy hiểm và có khả năng dẫn đến những hậu quả, biến chứng nặng nề. Đặc biệt các bệnh lý tại đốt sống cổ còn liên quan đến hệ thống dây thần kinh nối với cơ quan trung ương chủ quản não bộ. Vì thế người bệnh cần đặc biệt chú ý quan tâm đến tình hình bệnh tật của mình trong mọi trường hợp.

Related Posts