Hiển thị các bài đăng có nhãn hoidap-chiase. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoidap-chiase. Hiển thị tất cả bài đăng
Những ai dễ bị mắc đau vai gáy nhất

Những ai dễ bị mắc đau vai gáy nhất

Theo lý thuyết thì bệnh đau vai gáy không hề loại trừ một ai, nhưng trong đó, có những đối tượng được liệt kê vào danh sách phổ biến mắc bệnh. Vậy những ai dễ bị mắc đau vai gáy nhất và họ có đặc điểm gì có liên quan đến bệnh đau vai gáy? Bạn hãy đối chiếu theo danh sách dưới đây để tìm hiểu xem bản thân có phải là một trong những đối tượng phổ biến của căn bệnh này không nhé.

Người cao tuổi


Tính theo độ tuổi, thì sau tuổi 40, con người có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp nói chung và đau vai gáy nói riêng ngày càng cao. Giai đoạn này, cơ thể người đã bước vào giai đoạn lão hóa nhanh và mạnh, chất lượng xương khớp và các bộ phận quanh xương khớp đã không còn được dẻo dai, linh hoạt và khả năng đề kháng tự chống lại các nguyên nhân gây bệnh cũng giảm đi rõ rệt. Vậy thì khá dễ hiểu nếu người già thường dễ bị mắc bệnh đau vai gáy nhiều hơn người trẻ.

 


Người phải lao động nặng nhọc


Những công việc có liên quan đến khuân vác nặng, con người thường có xu hướng vác đồ trên vai. Hoặc các công việc đòi hỏi sức khỏe chân tay khác cũng khiến bả vai – cánh tay phải hoạt động tích cực, đôi khi là quá sức. Sau một thời gian dài làm việc như vậy, chắc chắn sẽ có vấn đề với các bộ phận xương khớp – quanh xương khớp, ví dụ như giãn dây chằng, rách đứt dây chằng/gân, thoái hóa sụn khớp…

Những người có tính chất công việc, sinh hoạt có tư thế không đúng


Đó là những người có đặc điểm công việc buộc cho tư thế cánh tay – cổ gáy phải cố định trong thời gian dài, ví dụ như thợ sơn phải thường xuyên ngửa cổ, kế toán phải cúi đầu làm giấy tờ sổ sách, giáo viên phải đứng lớp viết bảng, sinh viên học sinh có thói quen cúi cổ học bài, chơi game, dân văn phòng ngồi máy tính nhiều không đúng tư thế…

Những người chơi các môn thể thao vận động nhiều đến cánh tay – vai gáy như tennis, cầu lông, bóng bàn, bơi lội… cũng rất dễ gặp chấn thương với khu vực này.

Một số thói quen sinh hoạt khác mà nhiều người mắc phải ví dụ như ngồi xem phim lâu trong trạng thái gù lưng, ngửa cổ, cúi đầu chơi điện thoại lâu, ngủ trên ghế, bàn…

 


Rượu bia, thuốc lá thường xuyên


Các chất kích thích sẽ khiến cho toàn bộ hệ thống cơ – xương – khớp bị chịu ảnh hưởng, mà cụ thể là dinh dưỡng từ máu cung cấp để nuôi dưỡng các bộ phận đều bị trở nên thiếu thốn. Khi đó, sự suy yếu là điều đương nhiên và hệ thống sẽ dễ bị tổn thương trước những tấn công đơn giản.

Người lười tập luyện


Những người ít vận động sẽ dễ bị teo cơ, xương khớp không được hoạt động cũng sẽ nhanh bị thoái hóa hơn, cơ thể trở nên yếu đuối và dễ mắc các bệnh.

Những người có tiền sử hoặc có yếu tố di truyền mắc bệnh xương khớp


Theo ước tính thống kê, những người đã từng mắc các bệnh liên quan đến hệ cơ – xương – khớp hoặc trong gia đình có người từng mắc bệnh dạng này sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường khác. Yếu tố này có thể nói là khó tránh khỏi.

Xem thêm:

Vậy để phòng tránh bệnh đau vai gáy, chúng ta có thể làm gì?


- Luôn luôn chú ý tư thế của mình: đầu cổ thẳng với lưng, vai bằng.

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để hệ cơ xương khớp được khỏe mạnh dẻo dai, hình thành hệ miễn dịch tự nhiên.

- Chế độ ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước.

- Loại bỏ các loại thực phẩm có hại, nhiều chất béo, nhiều calo (đồ ăn nhanh, nước ngọt có gas, đồ chiên rán nhiều dầu, đồ nấu lại nhiều lần…).

- Bỏ rượu bia, thuốc lá.

Chủ động bảo vệ sức khỏe của mình trước khi bị các nguy cơ bệnh tật tấn công là cách tốt nhất để sống khỏe.
Read More
Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?

Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?

Đã được liệt vào danh sách bệnh tật, thì căn bệnh nào cũng có mức độ nguy hiểm khác nhau. Có rất nhiều những yếu tố được nêu ra để đánh giá xem bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không, chúng nằm ở nguyên nhân, tình huống, tiến triển bệnh và phương pháp điều trị áp dụng có phù hợp hay không. Nhưng nhìn chung, đây vẫn không phải là loại bệnh có thể chủ quan và coi thường.
 
 

Hỏi

Tôi muốn hỏi bác sĩ tôi bị đau vai gáy đến 2 tuần rồi thì có sao không? Mấy người cơ quan tôi cũng từng bị, nhưng chỉ vài ngày sau là khỏi. Họ nói tôi bị lâu như thế là có vấn đề và phải đi khám. Tôi thì lại thấy đau cũng bình thường chưa đến mức phải khám chữa như vậy, chỉ đau chủ yếu khi cử động quay cổ hay gồng vai lên. Tôi bị đau bên trái, chỗ gần cổ, ở trên đoạn xương bả vai một chút. Chỗ đó có phải là vị trí của bộ phận nào không? Tôi bị lâu hơn mọi người thì bệnh tôi có nguy hiểm không?

Cảm ơn bác sĩ.

Có thể bạn muốn xem:

Trả lời


Chào bạn,

Đau vai gáy là dạng bệnh rất thường thấy ở mọi người, đặc biệt là những người ít vận động như giới văn phòng, người phải lao động nặng nhọc như vác nặng trên vai, và người cao tuổi. Chúng tôi đoán rằng bạn nằm trong nhóm trường hợp thứ nhất, nhưng đó cũng chưa phải chắc chắn nguyên nhân, mà còn rất nhiều yếu tố có thể tác động khác cũng có khả năng gây nên chứng đau vai gáy. Bạn có thể đối chiếu với các nguyên nhân phổ biến sau đây:

- Ngủ sai tư thế cổ, ví dụ ngủ gục trên bàn làm việc, ngủ vẹo đầu, kê gối cao…

- Nhiễm lạnh, ví dụ bạn có ngồi dưới điều hòa hay quạt không, môi trường làm việc của bạn có lạnh không…

- Chấn thương vùng vai gáy: gần đây bạn có bị va đập cổ - vai – gáy vào đâu không?

- Bệnh lý cột sống: bệnh lý này ngoài triệu chứng đau vai gáy thì còn một số biểu hiện đặc trưng khác liên quan trực tiếp tới đốt sống cổ, như cơn đau tại cổ, lan tới cả bả vai, cánh tay, ngón tay, đôi khi là lên đầu vùng chẩm phía sau.

- Bệnh lý khớp vai: mắc phải bệnh lý này bạn sẽ thấy đau cả vùng khớp vai, trong đó bao gồm 2 dạng: vấn đề tại khớp xương (ít gặp) và vấn đề của cấu trúc quanh khớp vai (thường gặp). Đôi khi sẽ xuất hiện thêm tình trạng viêm gây sưng, phù nề, nóng đỏ và đau. Bạn có thể theo dõi và đối chiếu với tình trạng cơ thể của mình để sớm nhận biết đánh giá.

Trường hợp của bạn đau vai gáy đã kéo dài đến 2 tuần, chúng tôi khuyên bạn nên sớm đi khám tại các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín. Nếu để cơn đau duy trì đến trên 4 tuần, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó điều trị và có thể để lại những biến chứng về lâu dài. Bạn yên tâm rằng nếu đúng theo những mô tả của bạn rằng tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, thì chứng đau vai gáy của bạn sẽ được điều trị nhanh chóng và có cơ hội hồi phục nhanh.

Vậy, bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?


Bệnh đau vai gáy ở giai đoạn cấp khiến cho bệnh nhân đau đớn và ảnh hưởng đến công việc. Lúc này cơn đau chỉ thường dừng lại ở vùng đau. Tuy nhiên khi bệnh đã đến giai đoạn mãn tính với biểu hiện tái đi tái lại nhiều lần sẽ dẫn đến những nguy hiểm như:

- Làm tê liệt cánh tay, bả vai cũng như các đầu ngón tay

- Bệnh xuất hiện do xương khớp, nếu không được chữa trị mà tiến triển nặng chứng tỏ các bệnh về xương khớp cũng đang diễn tiến xấu, khiến cơ thể, vùng vai gáy bị ảnh hưởng

- Người bệnh bị đau mỏi vai gáy sẽ thường xuyên bị đau đầu, mất ngủ,...rất nguy hiểm khi cần phải hoạt động như lái xe hoặc các công việc nguy hiểm khác

Ngoài ra còn nhiều biến chứng nguy hiểm khác mà mỗi nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy khác nhau sẽ dẫn đến những biến chứng khác nhau. Hãy thăm khám và chữa trị bệnh càng sớm càng tốt.

Chúc bạn sớm khỏe mạnh!
Read More
Đau vùng vai gáy có thể là bị những bệnh gì?

Đau vùng vai gáy có thể là bị những bệnh gì?

(Kienthucdauvaigay.blogspot.com) - Đa số chúng ta đều từng bị đau vai gáy, có thể là đau trong vài ngày rồi tự khỏi, có thể là đau dai dẳng đến mức phải tìm gặp đến bác sĩ để chữa trị, điều đó sẽ phụ thuộc phần nhiều vào nguyên nhân bệnh và cách điều trị mà ta đã áp dụng can thiệp. Nhiều người lo lắng rằng không rõ đau vai gáy có phải là biểu hiện của loại bệnh nào không, có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, đau vai gáy hoàn toàn có thể là do một loại bệnh lý nào khác liên quan đến xương khớp, thần kinh, cơ gân gây nên.

Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng điển hình của bệnh đau vai gáy thường gặp

Thực tế, đau vai gáy được chia thành hai mức độ: cấp tính và mãn tính. Giai đoạn cấp tính là thời kỳ bệnh mới xuất hiện, biểu hiện không quá phức tạp và chưa gây ra nhiều phiền phức. Hầu hết giai đoạn này đều bị người bệnh bỏ qua ít quan tâm đến vì đa phần nghĩ bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài quá 30 ngày, nó đã biến chuyển thành tình trạng mãn tính. Lúc này, việc điều trị sẽ phức tạp và tốn thời gian hơn.

Đau vai gáy vừa có thể là một loại bệnh độc lập, vừa có thể là một triệu chứng biểu hiện của các loại bệnh lý, vấn đề khác. Điều này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân hình thành bệnh. Vậy đau vùng vai gáy có thể là bị những bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân nguyên phát


Nhóm nguyên nhân này là những tác động mang tính trực tiếp gây nên bệnh. Thông thường, ở các trường hợp này, nếu tiến hành các kiểm tra tại bệnh viện, bác sĩ sẽ không phát hiện được những điều bất thường nào ở các bộ phận có liên quan, tức là không có thương tổn. Với điều này, đau vai gáy là bệnh lý độc lập. Có những tác động phổ biến nằm trong danh mục nguyên nhân nguyên phát như sau:

- Tư thế sai: đa phần nhiều người cảm thấy đau vai gáy sau khi ngủ dậy. Trước đó, họ có thể nằm ở một tư thế không thoải mái như vẹo đầu, gối cứng, gối cao, ngủ gục trên bàn, ngủ tựa trên ghế…




- Nhiễm lạnh: những người ngồi dưới điều hòa lâu, ngồi trước quạt phả thẳng vào người, hay môi trường làm việc trong điều kiện nhiệt độ thấp (ngoài trời lạnh, phòng đông lạnh), tắm đêm, tắm nước lạnh, đi ra ngoài trời lạnh không mặc đồ đủ ấm… Các trường hợp này dễ khiến mạch máu bị tắc nghẽn lưu thông, dây thần kinh bị chèn ép, cơ gáy căng cứng, để lâu sẽ hình thành viêm nguy hiểm hơn.

- Chấn thương vào vùng vai gáy: tùy tình trạng những tác động từ chấn thương, dây thần kinh và mạch máu sẽ bị ảnh hưởng sinh ra những cơn đau.

- Tình trạng lão hóa ở người cao tuổi: khiến cho các bộ phận, trong đó có cả dây thần kinh, mạch máu bị thoái hóa, suy giảm chức năng, dễ gặp các vấn đề gây ra những cơn đau vai gáy đột ngột.

Nguyên nhân thứ phát


Chính là trường hợp đau vai gáy là biểu hiện triệu chứng của các dạng bệnh lý khác gây ra biến chứng. Những bệnh lý này thông thường nằm ở hệ xương khớp (đặc biệt là cột sống, khớp bả vai); hệ thần kinh và cơ gân quanh vai gáy.

- Thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống cổ: sinh ra sự chèn ép tại vị trí rễ dây thần kinh tại đây, gây nên những cơn đau tập trung tại khu vực cổ gáy, có thể lan đến khắp vùng vai và xuống đến cánh tay tới tận ngón tay. Các dạng bệnh này thường gây biểu hiện ở một bên của cơ thể. Tính theo trường hợp bệnh lý, dạng này chiếm đến 80% các trường hợp nguyên nhân gây đau vai gáy.

- Viêm khớp vai, viêm quanh khớp vai: chủ yếu là vấn đề ở quanh khớp vai với các cấu trúc phần mềm như sụn, dây chằng, cơ gân, bao hoạt dịch, dịch khớp… Chúng cũng gây nên sự chèn ép lên mạch máu, thần kinh, nhưng khác so với trường hợp trên ở chỗ, một bên là gây ảnh hưởng từ gốc, một bên là ảnh hưởng ở phần phân nhánh dây thần kinh.

- Một số bệnh lý khác: khối u, thieieur năng mạch vành, bệnh bẩm sinh tại cột sống, dị tật…

Những loại bệnh lý này đều nguy hiểm và có khả năng dẫn đến những hậu quả, biến chứng nặng nề. Đặc biệt các bệnh lý tại đốt sống cổ còn liên quan đến hệ thống dây thần kinh nối với cơ quan trung ương chủ quản não bộ. Vì thế người bệnh cần đặc biệt chú ý quan tâm đến tình hình bệnh tật của mình trong mọi trường hợp.
Read More