Hiển thị các bài đăng có nhãn đau gáy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đau gáy. Hiển thị tất cả bài đăng
Các cách chữa đau vai gáy phổ biến

Các cách chữa đau vai gáy phổ biến

Bệnh đau vai gáy là nỗi ám ảnh với nhiều người bởi sự dai dẳng, khó chữa trị dứt điểm. Bệnh rất dễ tái lại chỉ cần người bệnh sơ ý trong sinh hoạt sai tư thế, để cơ thể bị nhiễm lạnh,... Vậy làm sao để chữa trị đau vai gáy dứt điểm? Có những cách chữa đau vai gáy nào? Hãy cùng tìm hiểu các cách chữa đau vai gáy phổ biến nhưng hiệu quả cao sau đây

Tham khảo thêm:
 
Các cách chữa đau vai gáy phổ biến

Cách chữa đau vai gáy từ bài thuốc dân gian


Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa đau vai gáy hiệu quả có thể áp dụng, nhất là những trường hợp bị đau vai gáy nhẹ như chườm nóng với ngải cứu rang muối, sử dụng lá lốt chữa đau vai gáy, sử dụng cam nướng chữa đau vai gáy,…

Các biện pháp chữa đau vai gáy từ dân gian có đặc điểm nguyên liệu dễ kiếm, hiệu quả giảm đau tức thì khá tốt nhưng để chữa trị bệnh dứt điểm cần áp dụng trong thời gian dài. Mà quá trình sơ chế sử dụng thuốc lại khá phức tạp khiến nhiều người e ngại trong sử dụng

Chữa đau vai gáy bằng phương pháp vật lý trị liệu


Các phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng trong chữa trị đau vai gáy đó là liệu pháp kéo giãn cơ, điện châm, hồng ngoại, laser, liệu pháp nóng lạnh,…

Nên thực hiện các biện pháp này tại cơ sở uy tín như bệnh viện chuyên khoa để tránh những tổn thương thêm cho vùng đau

Chữa đau vai gáy bằng thuốc Tây y


Thuốc Tây y là biện pháp được nhiều người sử dụng khi muốn chữa trị đau vai gáy. Ưu điểm của phương pháp này đó là tác dụng giảm các triệu chứng đau nhanh nhưng nhược điểm là khó có thể sử dụng lâu dài vì ảnh hưởng đến nội tạng, thần kinh,…nếu sử dụng trong một thời gian dài. Hơn nữa, một số bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc sẽ không thể sử dụng thuốc Tây để điều trị

Chữa đau vai gáy theo phương pháp Đông y


Phương pháp Đông y trong chữa trị đau vai gáy được chia làm 2 nhóm chính là sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc

Phương pháp Đông y không sử dụng thuốc chính là liệu pháp kích thích các dây thần kinh, giống như phương pháp vật lý trị liệu. Trong đông y, khi chữa trị đau vai gáy với hình thức này người bệnh thường được xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu. Liệu pháp này có hiệu quả khá tích cực nhưng cần được áp dụng kiên trì trong thời gian dài. Và hãy chắc rằng nếu bạn trên 40 tuổi thì đã kiểm tra khoáng chất xương trước khi sử dụng

Phương pháp đông y sử dụng thuốc chữa đau vai gáy là sử dụng các bài thuốc với chiết suất thảo dược thiên nhiên giúp chữa trị đau vai gáy hiệu quả. Phương pháp này có thể giúp chữa trị tận gốc bệnh mà không lo đến bất cứ tác dụng phụ nào cho sức khỏe. Thuốc Đông y không chỉ chữa trị bệnh mà còn bồi bổ cơ thể từ sâu bên trong mang lại hiệu quả chữa trị toàn diện
Read More
Biện pháp an toàn chữa đau vai gáy cho người cao tuổi

Biện pháp an toàn chữa đau vai gáy cho người cao tuổi

Những người cao tuổi có khả năng mắc đau vai gáy phổ biến bởi lúc này hệ cơ xương khớp đã không còn được chắc khỏe. Vậy làm sao để phát hiện nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy ở người già cũng như cách chữa trị đau vai gáy cho người cao tuổi. Hãy cùng kienthucdauvaigay.blogspot.com tìm hiểu trong bài viết này.

Tham khảo thêm:




Nguyên nhân đau vai gáy ở người cao tuổi


Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau vai gáy ở người cao tuổi chủ yếu là nguyên nhân đến từ các bệnh xương khớp như thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, dị tật từ những tổn thương xương khớp…

Một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến đau vai gáy ở người cao tuổi đó là do sai tư thế khi ngủ hoặc vận động, làm việc quá sức hoặc sai tư thế. Nhất là khi đã cao tuổi, hệ cơ xương khớp không còn được dẻo dai thì chỉ một tác động nhẹ cũng khiến đau nhức vai gáy, xương khớp xuất hiện nhất là khi cơ thể bị nhiễm lạnh trong thời tiết giao mùa hoặc ngồi trong môi trường quạt, điều hòa nhiều.

Biểu hiện đau vai gáy ở người cao tuổi


Khi bị đau vai gáy, người cao tuổi thường có những biểu hiện đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt là vùng vai gáy. Cơn đau có thể lan xuống bả vai, cánh tay dẫn đến tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Cơn đau thường kéo dài nhiều ngày thậm chí nhiều tháng

Cách chữa trị đau vai gáy ở người cao tuổi


Để chữa trị đau vai gáy ở người cao tuổi cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Các nguyên nhân cần được thăm khám và chuẩn đoán chính xác bởi các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc Tây bởi thuốc Tây dùng trong chữa trị đau vai gáy hay bất cứ bệnh lý gì cũng dẫn đến nhiều tác dụng phụ, không tốt cho người già. Nhất là những người có tiền sử mắc các bệnh dạ dày, hen phế quản, đại tràng.

Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp chữa trị đau vai gáy khá hiệu quả mà người cao tuổi có thể áp dụng. Tuy nhiên trước khi sử dụng phương pháp này cần kiểm tra khoáng chất xương. Tham khảo thêm: xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy

Một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người già đó là sử dụng thuốc Đông y. Thuốc Đông y chữa trị đau vai gáy đảm bảo an toàn với sức khỏe nhờ được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên. Một trong những bài thuốc chữa trị đau vai gáy hiệu quả từ Đông y có thể kể đến đó là Thái y tọa cốt phong. Bài thuốc này đã giúp hàng ngàn người trong đó có cả những người cao tuổi chữa trị đau vai gáy dứt điểm.

Để được tư vấn cụ thể hơn về phương pháp chữa trị đau vai gáy cho người già hãy comment xuống dưới bài viết này. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất có thể.
Read More
Nguyên nhân đau vai gáy phổ biến

Nguyên nhân đau vai gáy phổ biến

Đau vai gáy có khá nhiều nguyên nhân có thể xác định và nhận biết được thông qua những biểu hiện cụ thể. Trong số những nguyên nhân gây đau vai gáy, có một số dạng mang tính chất khá nguy hiểm, có khả năng tiến triển khá nhanh và có thể gây nên những biến chứng nặng nề. Vì thế, chúng ta không được chủ quan trong bất kỳ tình huống nào cảm nhận được chứng đau vai gáy xuất hiện.

Xem thêm:

Nguyên nhân đau vai gáy do chấn thương


Nguyên nhân này sẽ gây nên những cơn đau vai gáy dạng cấp, không quá nguy hiểm, nhưng cũng không được duy trì lâu vì rất có thể dẫn đến sưng viêm.

Chấn thương do va đập có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh, mạch máu gây tắc nghẽn, hoặc tổn thương có thể được hình thành ở các phần mềm khác (là chủ yếu). Ngoài ra, việc có những hành động thay đổi tư thế bất ngờ gây căng cơ, ảnh hưởng gân, dây chằng… cũng sẽ gây nên những cơn đau tạm thời. Hầu hết tình trạng này triệu chứng đau vai gáy sẽ thuyên giảm sau vài ngày hoặc vài tuần, nhưng phải lưu ý không để bệnh kéo dài đến quá 1 tháng.

Nguyên nhân nhiễm lạnh


Đây là một trong những dạng nguyên nhân gây đau vai gáy nguyên phát thường gặp, sẽ dễ thấy ở những đối tượng phải tiếp xúc phải nhiệt độ thấp trong thời gian dài hay bất ngờ, ví dụ như không giữ đủ ấm cơ thể khi ra ngoài, làm việc trong phòng đông lạnh, làm việc ngoài trời thời tiết lạnh, dính mưa, ngồi dưới điều hòa hay để quạt thốc thẳng vào người.

 

Nguyên nhân bệnh lý đốt sống cổ


Bệnh này thường xuất hiện ở những người cao tuổi (khoảng từ 40 tuổi trở đi). Từ nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ, có khá nhiều loại bệnh lý khác liên quan có thể xảy ra, mà điển hình là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, gai cột sống cổ. Chúng sẽ dẫn đến những cơn đau do dây thần kinh tại gốc bị chèn ép, mạch máu bị tắc nghẽn, và cổ bị cứng, khó cử động, nhất là vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Hiện tượng này không chỉ dừng lại ở biểu hiện đau cổ, đau vai gáy, mà còn có thể lan đến nửa đầu và gây nên những biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh nhân phải đặc biệt lưu ý các trường hợp bệnh lý này và phải can thiệp điều trị sớm.

Nguyên nhân ở dây thần kinh cảm giác


Dây thần kinh cảm giác nếu bị chèn ép hay tổn thương, ngoài những cơn đau, còn gây ra hiện tượng tê bì theo khu vực, đôi khi là cả cánh tay tê bì không có cảm giác. Điều này là khá nguy hiểm, vì khi đó cơ quan trung ương không có cảm nhận phản ứng gì nếu bị kích thích, kể cả là những kích thích nguy hiểm.

Nguyên nhân vùng cơ tại cổ - vai


Những cơn đau trong trường hợp này thường kèm theo triệu chứng co cứng, co giật cơ cổ, khiến cho người bệnh hầu như tạm thời không thể cử động. Khi đó người bệnh thường sẽ được chỉ định dùng kèm các loại thuốc giãn cơ tùy liều lượng và massage giảm co cứng.

 


Nguyên nhân viêm co rút bao khớp vai


Chứng bệnh này thường xuất hiện khi thời tiết lạnh, nhất là vào ban đêm. Khi đó, những cơn đau bả vai thường khiến người bệnh không dám nằm nghiêng sang bên vai đau, không dám đưa tay lên cao lấy đồ hay chải đầu hoặc làm các động tác bình thường khác. Vai sẽ có cảm giác cứng, vận động bị hạn chế rất nhiều. Khi đó rất có thể người bệnh đã gặp chứng viêm co rút bao khớp vai gây đau vùng vai gáy.

Bệnh lý cơ gân và bao hoạt dịch


Nhận biết vấn đề ở đặc điểm sau đây: gặp khó khăn khi đưa tay lên cao, hầy hết sẽ phải dướn cả người hoặc nghiêng người để thực hiện. Nếu giơ được tay lên cao, khi thả lỏng tay sẽ hạ xuống mất kiểm soát, vận động tay bị yếu đi. Biểu hiện này là của bệnh rách cơ gân chóp xoay tại khớp vai. Ngoài ra những vận động tầm thấp của tay vẫn có thể thực hiện được.

Đó là những nguyên nhân gây đau vai gáy phổ biến thường gặp. Chúng ta nên chú ý theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân
Read More
Những ai dễ bị mắc đau vai gáy nhất

Những ai dễ bị mắc đau vai gáy nhất

Theo lý thuyết thì bệnh đau vai gáy không hề loại trừ một ai, nhưng trong đó, có những đối tượng được liệt kê vào danh sách phổ biến mắc bệnh. Vậy những ai dễ bị mắc đau vai gáy nhất và họ có đặc điểm gì có liên quan đến bệnh đau vai gáy? Bạn hãy đối chiếu theo danh sách dưới đây để tìm hiểu xem bản thân có phải là một trong những đối tượng phổ biến của căn bệnh này không nhé.

Người cao tuổi


Tính theo độ tuổi, thì sau tuổi 40, con người có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp nói chung và đau vai gáy nói riêng ngày càng cao. Giai đoạn này, cơ thể người đã bước vào giai đoạn lão hóa nhanh và mạnh, chất lượng xương khớp và các bộ phận quanh xương khớp đã không còn được dẻo dai, linh hoạt và khả năng đề kháng tự chống lại các nguyên nhân gây bệnh cũng giảm đi rõ rệt. Vậy thì khá dễ hiểu nếu người già thường dễ bị mắc bệnh đau vai gáy nhiều hơn người trẻ.

 


Người phải lao động nặng nhọc


Những công việc có liên quan đến khuân vác nặng, con người thường có xu hướng vác đồ trên vai. Hoặc các công việc đòi hỏi sức khỏe chân tay khác cũng khiến bả vai – cánh tay phải hoạt động tích cực, đôi khi là quá sức. Sau một thời gian dài làm việc như vậy, chắc chắn sẽ có vấn đề với các bộ phận xương khớp – quanh xương khớp, ví dụ như giãn dây chằng, rách đứt dây chằng/gân, thoái hóa sụn khớp…

Những người có tính chất công việc, sinh hoạt có tư thế không đúng


Đó là những người có đặc điểm công việc buộc cho tư thế cánh tay – cổ gáy phải cố định trong thời gian dài, ví dụ như thợ sơn phải thường xuyên ngửa cổ, kế toán phải cúi đầu làm giấy tờ sổ sách, giáo viên phải đứng lớp viết bảng, sinh viên học sinh có thói quen cúi cổ học bài, chơi game, dân văn phòng ngồi máy tính nhiều không đúng tư thế…

Những người chơi các môn thể thao vận động nhiều đến cánh tay – vai gáy như tennis, cầu lông, bóng bàn, bơi lội… cũng rất dễ gặp chấn thương với khu vực này.

Một số thói quen sinh hoạt khác mà nhiều người mắc phải ví dụ như ngồi xem phim lâu trong trạng thái gù lưng, ngửa cổ, cúi đầu chơi điện thoại lâu, ngủ trên ghế, bàn…

 


Rượu bia, thuốc lá thường xuyên


Các chất kích thích sẽ khiến cho toàn bộ hệ thống cơ – xương – khớp bị chịu ảnh hưởng, mà cụ thể là dinh dưỡng từ máu cung cấp để nuôi dưỡng các bộ phận đều bị trở nên thiếu thốn. Khi đó, sự suy yếu là điều đương nhiên và hệ thống sẽ dễ bị tổn thương trước những tấn công đơn giản.

Người lười tập luyện


Những người ít vận động sẽ dễ bị teo cơ, xương khớp không được hoạt động cũng sẽ nhanh bị thoái hóa hơn, cơ thể trở nên yếu đuối và dễ mắc các bệnh.

Những người có tiền sử hoặc có yếu tố di truyền mắc bệnh xương khớp


Theo ước tính thống kê, những người đã từng mắc các bệnh liên quan đến hệ cơ – xương – khớp hoặc trong gia đình có người từng mắc bệnh dạng này sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường khác. Yếu tố này có thể nói là khó tránh khỏi.

Xem thêm:

Vậy để phòng tránh bệnh đau vai gáy, chúng ta có thể làm gì?


- Luôn luôn chú ý tư thế của mình: đầu cổ thẳng với lưng, vai bằng.

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để hệ cơ xương khớp được khỏe mạnh dẻo dai, hình thành hệ miễn dịch tự nhiên.

- Chế độ ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước.

- Loại bỏ các loại thực phẩm có hại, nhiều chất béo, nhiều calo (đồ ăn nhanh, nước ngọt có gas, đồ chiên rán nhiều dầu, đồ nấu lại nhiều lần…).

- Bỏ rượu bia, thuốc lá.

Chủ động bảo vệ sức khỏe của mình trước khi bị các nguy cơ bệnh tật tấn công là cách tốt nhất để sống khỏe.
Read More
Các loại đau vai gáy thường gặp

Các loại đau vai gáy thường gặp

Thông thường, chúng ta sẽ gặp hai trường hợp liên quan đến chứng đau vai gáy đây cũng có thể gọi là 2 loại đau vai gáy điển hình thường gặp, nhưng chúng sẽ khác nhau ở chỗ, một bên đau vai gáy được coi là chứng bệnh, còn một bên đau vai gáy là triệu chứng, biến chứng. Hai dạng bệnh này là đau vai gáy nửa đầu và đau nửa đầu vai gáy.

Hai dạng bệnh này có triệu chứng khá giống nhau, cùng biểu hiện ở hai khu vực đầu – vai gáy, vậy nên chúng dễ bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên nếu xác định được chính xác loại bệnh, hướng tiếp cận điều trị sẽ tốt hơn và tích cực hơn.

Xem thêm:
 


Nguyên nhân gây bệnh của các loại đau vai gáy thường gặp


- Chứng đau đầu vai gáy thường xuất hiện ở giới tính nữ.

- Chứng đau vai gáy nửa đầu lại là căn bệnh chung của tất cả mọi người không phân biệt giới tính, tuổi tác hay đặc thù công việc (đương nhiên vẫn có những nhóm người có tỷ lệ mắc cao hơn được thống kê).

Đau nửa đầu vai gáy: nguyên nhân được cho là hợp lý nhất, đó là sự rối loạn của việc sản sinh serotonin trong máu của người phụ nữ, gây nên sự bất ổn ở mạch máu, tắc nghẽn và gây đau. Dù vậy nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được công bố chính thức.

Nguồn gốc gây bệnh có thể xuất phát từ thực phẩm (rượu bia, chocolate, phomai), sự thay đổi nội tiết tố…

Đau vai gáy nửa đầu: bệnh có liên quan đến rất nhiều bộ phận thuộc hệ cơ – xương khớp – thần kinh – mạch máu… tại vùng cổ - vai – gáy, đặc biệt là các phần quanh xương khớp. Đôi khi bệnh có gây nên biến chứng đau nửa đầu, đôi khi không.

Chứng bệnh này có thể xuất phát từ vô số nguyên nhân, ví dụ như chấn thương, bệnh lý, tư thế sai, đặc điểm nghề nghiệp, nhiệt độ, chế độ ăn…

Triệu chứng nhận biết hai dạng bệnh


- Đau nửa đầu vai gáy: đau nhói theo cơn, buồn nôn, thị lực rối loạn, chứng sợ âm thanh, ánh sáng, đau vùng vai gáy…

- Đau vai gáy nửa đầu: đau khu trú tại vùng cổ gáy, vai, đau âm ỉ kéo dài, có thể lan xuống đau dọc theo cánh tay kèm cảm giác tê bì. Nếu triệu chứng có xuất hiện đau nửa đầu thì là báo hiệu của dạng nguyên nhân khá nguy hiểm có liên quan đến bệnh lý vùng đốt sống cổ, cần kiểm tra và điều trị gấp.

Điều trị các loại đau vai gáy


Khi có những biểu hiện, bệnh nhân cần tìm đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để làm các xét nghiệm kiểm tra, xác định dạng bệnh cụ thể cũng như nguyên nhân gây bệnh, từ đó bác sĩ mới có thể đề ra những phương án điều trị phù hợp nhất.

Đối với bệnh đau vai gáy nửa đầu


- Cách điều trị tốt nhất là điều chỉnh tư thế hoặc thói quen nghề nghiệp tránh tiếp tục làm ảnh hưởng đến vùng tổn thương; có thể dùng thuốc giảm đau, chống viêm nếu quá đau và ảnh hưởng thần kinh.

- Như đã mô tả, nếu bệnh có biểu hiện lấn tới đau nửa đầu, thì khả năng cao nguyên nhân có liên quan đến bệnh lý vùng đốt sống cổ, khá nguy hiểm, và phương pháp điều trị sẽ là điều trị bệnh lý đốt sống cổ (phổ biến là thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm cột sống, gai cột sống cổ…).

- Ngoài ra bệnh nhân còn có thể áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu, thuốc Đông y, bệnh nặng sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Đối với bệnh đau nửa đầu vai gáy

Chủ yếu là việc chủ động thay đổi lối sống và dùng thuốc giảm đau để điều trị bệnh.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc phân loại bệnh đau vai gáy cũng như lựa chọn phuong pháp chữa trị phù hợp. Tham khảo thêm nhiều bài viết bổ ích liên quan đến bệnh đau vai gáy tại Kienthucdauvaigay.blogspot.com nhé!

Read More
Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?

Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?

Đã được liệt vào danh sách bệnh tật, thì căn bệnh nào cũng có mức độ nguy hiểm khác nhau. Có rất nhiều những yếu tố được nêu ra để đánh giá xem bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không, chúng nằm ở nguyên nhân, tình huống, tiến triển bệnh và phương pháp điều trị áp dụng có phù hợp hay không. Nhưng nhìn chung, đây vẫn không phải là loại bệnh có thể chủ quan và coi thường.
 
 

Hỏi

Tôi muốn hỏi bác sĩ tôi bị đau vai gáy đến 2 tuần rồi thì có sao không? Mấy người cơ quan tôi cũng từng bị, nhưng chỉ vài ngày sau là khỏi. Họ nói tôi bị lâu như thế là có vấn đề và phải đi khám. Tôi thì lại thấy đau cũng bình thường chưa đến mức phải khám chữa như vậy, chỉ đau chủ yếu khi cử động quay cổ hay gồng vai lên. Tôi bị đau bên trái, chỗ gần cổ, ở trên đoạn xương bả vai một chút. Chỗ đó có phải là vị trí của bộ phận nào không? Tôi bị lâu hơn mọi người thì bệnh tôi có nguy hiểm không?

Cảm ơn bác sĩ.

Có thể bạn muốn xem:

Trả lời


Chào bạn,

Đau vai gáy là dạng bệnh rất thường thấy ở mọi người, đặc biệt là những người ít vận động như giới văn phòng, người phải lao động nặng nhọc như vác nặng trên vai, và người cao tuổi. Chúng tôi đoán rằng bạn nằm trong nhóm trường hợp thứ nhất, nhưng đó cũng chưa phải chắc chắn nguyên nhân, mà còn rất nhiều yếu tố có thể tác động khác cũng có khả năng gây nên chứng đau vai gáy. Bạn có thể đối chiếu với các nguyên nhân phổ biến sau đây:

- Ngủ sai tư thế cổ, ví dụ ngủ gục trên bàn làm việc, ngủ vẹo đầu, kê gối cao…

- Nhiễm lạnh, ví dụ bạn có ngồi dưới điều hòa hay quạt không, môi trường làm việc của bạn có lạnh không…

- Chấn thương vùng vai gáy: gần đây bạn có bị va đập cổ - vai – gáy vào đâu không?

- Bệnh lý cột sống: bệnh lý này ngoài triệu chứng đau vai gáy thì còn một số biểu hiện đặc trưng khác liên quan trực tiếp tới đốt sống cổ, như cơn đau tại cổ, lan tới cả bả vai, cánh tay, ngón tay, đôi khi là lên đầu vùng chẩm phía sau.

- Bệnh lý khớp vai: mắc phải bệnh lý này bạn sẽ thấy đau cả vùng khớp vai, trong đó bao gồm 2 dạng: vấn đề tại khớp xương (ít gặp) và vấn đề của cấu trúc quanh khớp vai (thường gặp). Đôi khi sẽ xuất hiện thêm tình trạng viêm gây sưng, phù nề, nóng đỏ và đau. Bạn có thể theo dõi và đối chiếu với tình trạng cơ thể của mình để sớm nhận biết đánh giá.

Trường hợp của bạn đau vai gáy đã kéo dài đến 2 tuần, chúng tôi khuyên bạn nên sớm đi khám tại các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín. Nếu để cơn đau duy trì đến trên 4 tuần, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó điều trị và có thể để lại những biến chứng về lâu dài. Bạn yên tâm rằng nếu đúng theo những mô tả của bạn rằng tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, thì chứng đau vai gáy của bạn sẽ được điều trị nhanh chóng và có cơ hội hồi phục nhanh.

Vậy, bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?


Bệnh đau vai gáy ở giai đoạn cấp khiến cho bệnh nhân đau đớn và ảnh hưởng đến công việc. Lúc này cơn đau chỉ thường dừng lại ở vùng đau. Tuy nhiên khi bệnh đã đến giai đoạn mãn tính với biểu hiện tái đi tái lại nhiều lần sẽ dẫn đến những nguy hiểm như:

- Làm tê liệt cánh tay, bả vai cũng như các đầu ngón tay

- Bệnh xuất hiện do xương khớp, nếu không được chữa trị mà tiến triển nặng chứng tỏ các bệnh về xương khớp cũng đang diễn tiến xấu, khiến cơ thể, vùng vai gáy bị ảnh hưởng

- Người bệnh bị đau mỏi vai gáy sẽ thường xuyên bị đau đầu, mất ngủ,...rất nguy hiểm khi cần phải hoạt động như lái xe hoặc các công việc nguy hiểm khác

Ngoài ra còn nhiều biến chứng nguy hiểm khác mà mỗi nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy khác nhau sẽ dẫn đến những biến chứng khác nhau. Hãy thăm khám và chữa trị bệnh càng sớm càng tốt.

Chúc bạn sớm khỏe mạnh!
Read More
Đau vùng vai gáy có thể là bị những bệnh gì?

Đau vùng vai gáy có thể là bị những bệnh gì?

(Kienthucdauvaigay.blogspot.com) - Đa số chúng ta đều từng bị đau vai gáy, có thể là đau trong vài ngày rồi tự khỏi, có thể là đau dai dẳng đến mức phải tìm gặp đến bác sĩ để chữa trị, điều đó sẽ phụ thuộc phần nhiều vào nguyên nhân bệnh và cách điều trị mà ta đã áp dụng can thiệp. Nhiều người lo lắng rằng không rõ đau vai gáy có phải là biểu hiện của loại bệnh nào không, có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, đau vai gáy hoàn toàn có thể là do một loại bệnh lý nào khác liên quan đến xương khớp, thần kinh, cơ gân gây nên.

Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng điển hình của bệnh đau vai gáy thường gặp

Thực tế, đau vai gáy được chia thành hai mức độ: cấp tính và mãn tính. Giai đoạn cấp tính là thời kỳ bệnh mới xuất hiện, biểu hiện không quá phức tạp và chưa gây ra nhiều phiền phức. Hầu hết giai đoạn này đều bị người bệnh bỏ qua ít quan tâm đến vì đa phần nghĩ bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài quá 30 ngày, nó đã biến chuyển thành tình trạng mãn tính. Lúc này, việc điều trị sẽ phức tạp và tốn thời gian hơn.

Đau vai gáy vừa có thể là một loại bệnh độc lập, vừa có thể là một triệu chứng biểu hiện của các loại bệnh lý, vấn đề khác. Điều này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân hình thành bệnh. Vậy đau vùng vai gáy có thể là bị những bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân nguyên phát


Nhóm nguyên nhân này là những tác động mang tính trực tiếp gây nên bệnh. Thông thường, ở các trường hợp này, nếu tiến hành các kiểm tra tại bệnh viện, bác sĩ sẽ không phát hiện được những điều bất thường nào ở các bộ phận có liên quan, tức là không có thương tổn. Với điều này, đau vai gáy là bệnh lý độc lập. Có những tác động phổ biến nằm trong danh mục nguyên nhân nguyên phát như sau:

- Tư thế sai: đa phần nhiều người cảm thấy đau vai gáy sau khi ngủ dậy. Trước đó, họ có thể nằm ở một tư thế không thoải mái như vẹo đầu, gối cứng, gối cao, ngủ gục trên bàn, ngủ tựa trên ghế…




- Nhiễm lạnh: những người ngồi dưới điều hòa lâu, ngồi trước quạt phả thẳng vào người, hay môi trường làm việc trong điều kiện nhiệt độ thấp (ngoài trời lạnh, phòng đông lạnh), tắm đêm, tắm nước lạnh, đi ra ngoài trời lạnh không mặc đồ đủ ấm… Các trường hợp này dễ khiến mạch máu bị tắc nghẽn lưu thông, dây thần kinh bị chèn ép, cơ gáy căng cứng, để lâu sẽ hình thành viêm nguy hiểm hơn.

- Chấn thương vào vùng vai gáy: tùy tình trạng những tác động từ chấn thương, dây thần kinh và mạch máu sẽ bị ảnh hưởng sinh ra những cơn đau.

- Tình trạng lão hóa ở người cao tuổi: khiến cho các bộ phận, trong đó có cả dây thần kinh, mạch máu bị thoái hóa, suy giảm chức năng, dễ gặp các vấn đề gây ra những cơn đau vai gáy đột ngột.

Nguyên nhân thứ phát


Chính là trường hợp đau vai gáy là biểu hiện triệu chứng của các dạng bệnh lý khác gây ra biến chứng. Những bệnh lý này thông thường nằm ở hệ xương khớp (đặc biệt là cột sống, khớp bả vai); hệ thần kinh và cơ gân quanh vai gáy.

- Thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống cổ: sinh ra sự chèn ép tại vị trí rễ dây thần kinh tại đây, gây nên những cơn đau tập trung tại khu vực cổ gáy, có thể lan đến khắp vùng vai và xuống đến cánh tay tới tận ngón tay. Các dạng bệnh này thường gây biểu hiện ở một bên của cơ thể. Tính theo trường hợp bệnh lý, dạng này chiếm đến 80% các trường hợp nguyên nhân gây đau vai gáy.

- Viêm khớp vai, viêm quanh khớp vai: chủ yếu là vấn đề ở quanh khớp vai với các cấu trúc phần mềm như sụn, dây chằng, cơ gân, bao hoạt dịch, dịch khớp… Chúng cũng gây nên sự chèn ép lên mạch máu, thần kinh, nhưng khác so với trường hợp trên ở chỗ, một bên là gây ảnh hưởng từ gốc, một bên là ảnh hưởng ở phần phân nhánh dây thần kinh.

- Một số bệnh lý khác: khối u, thieieur năng mạch vành, bệnh bẩm sinh tại cột sống, dị tật…

Những loại bệnh lý này đều nguy hiểm và có khả năng dẫn đến những hậu quả, biến chứng nặng nề. Đặc biệt các bệnh lý tại đốt sống cổ còn liên quan đến hệ thống dây thần kinh nối với cơ quan trung ương chủ quản não bộ. Vì thế người bệnh cần đặc biệt chú ý quan tâm đến tình hình bệnh tật của mình trong mọi trường hợp.
Read More
Các bài thuốc dân gian chữa đau vai gáy được nhiều người sử dụng nhất

Các bài thuốc dân gian chữa đau vai gáy được nhiều người sử dụng nhất

Đau mỏi vai gáy rất dễ xảy ra, ở bất kỳ ai, có khi chỉ cần sau một đêm ngủ dậy mà cổ không thể xoay được về một phía, cơn đau xảy đến khi có những cử động hay ấn tay vào. Ở trạng thái đau cấp tính, thường thì chứng đau vai gáy sẽ tự khỏi sau một vài ngày, nhưng nếu nó kéo dài quá 30 ngày, đây đã trở thành bệnh mãn tính và có thể là báo hiệu của nhiều loại bệnh nguy hiểm.

Những bài thuốc dân gian chữa đau vai gáy được phổ biến khá rộng rãi. Nó sẽ giúp chứng đau cấp nhanh khỏi hơn, bớt đau hơn, và đồng thời cũng áp dụng được cả cho tình trạng đau mãn tính với tác dụng hỗ trợ hiệu quả. Dưới đây là những bài thuốc dân gian phổ biến do kienthucdauvaigay.blogspot.com tổng hợp.

Bài thuốc dân gian chữa đau vai gáy bằng cây ngải cứu trắng


Thực hiện:

- Cách 1: ngải cứu trắng rửa sạch, cho muối trắng vào cùng và đổ nước nóng vào hỗn hợp, đợi cho muối tan và ngải cứu trắng mềm ra rồi mang đắp lên vùng vai gáy, đặc biệt là chỗ đau nhất.

- Cách 2: ngải cứu trắng và muối cho vào sao vàng, rồi bọc lại bằng mảnh vải mỏng, đợi nguội bớt rồi chườm lên chỗ đau.

Tác dụng: ngải cứu và nước ấm có tác dụng giảm đau, muối giúp ngăn chặn nguy cơ sưng viêm, đề phòng bệnh phát triển thành mãn tính.

Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng điển hình của bệnh đau vai gáy thường gặp



Chữa đau mỏi vai gáy bằng đu đủ và cây mễ sống


Thực hiện: đu đủ và cây mễ sống làm sạch thái vừa, bỏ vào nồi đất nhỏ trộn đều nguyên liệu, cho một chén nước vào rồi đun nhỏ lửa liu riu, đến khi nguyên liệu chín mềm thì lấy ra để uống. Nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể cho thêm một chút đường.

Tác dụng: không chỉ có hiệu quả đối với chứng bệnh đau vai gáy, mà cả bệnh đau lưng thông thường cũng sẽ được tác động tích cực và nhanh chóng thuyên giảm.

Dùng lá lốt chữa đau mỏi vai gáy


Sử dụng lá lốt ta có thể có hai cách chế biến:

- Cách 1: lá lốt phơi khô trữ dùng dần. Mỗi lần lấy ra 2 nắm nhỏ, thêm 2 chén nước và đun sôi, giảm lửa liu riu đến khi còn 1 chén nước thì chắt ra uống. Nên uống vào sau bữa ăn tối.

- Cách 2: kết hợp lá lốt với bưởi bung, vòi voi, cỏ xước mỗi loại 30g. Tất cả nguyên liệu thái vừa, mang sao vàng rồi bỏ vào sắc với 600ml nước. Sắc tới khi nước cạn còn 1/3 thì dừng và chắt lấy nước, chia thành 3 phần uống trong ngày sau bữa ăn. Uống liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

Chữa đau vai gáy với cỏ trinh nữ


Cỏ trinh nữ không chỉ giúp chữa bệnh đau mỏi vai gáy, mà còn có hiệu quả với cả những bệnh xương khớp.

Thực hiện: lấy rễ cây cỏ trinh nữ thái nhỏ, thêm rượu trắng và sao cho vàng. Sau đó bỏ nguyên liệu vào sắc cùng với 400ml nước và đun cho tới khi còn ¼ nước thì ngừng, chắt lấy nước chia 2 phần uống trong ngày.



Bài thuốc dân gian với mật ong và bột quế


Thực hiện: 3 thìa mật ong, 1 thìa bột quế cho vào một cốc nước nóng, ngoáy đều và uống khi còn ấm. Uống loại nước này cho đến khi khỏi bệnh.

Nước muối ấm pha gừng

Đây là bài thuốc dùng để bôi, xoa bóp lên vùng vai gáy bị đau. Bạn pha nước muối với nước âm và cho thêm gừng, đợi ngấm rồi lấy xoa bóp lên vùng đau. Việc này sẽ giúp bạn giảm đau, lưu thông máu tốt, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Hạt gấc ngâm


Dùng khoảng 50 hạt của quả gấc chín, rửa sạch rồi mang nướng cho cháy vỏ. Sau đó, lấy hạt gấc ra đập dập để lấy phần nhân bên trong. Mang số nhân hạt gấc giã dập rồi bỏ bình sành, dùng rượu 45 độ đổ cho xâm xấp phần hạt rồi đậy kín, để nơi thoáng mát. Sau khoảng 1 tuần là có thể mang ra dùng. Rượu hạt gấc ngâm được dùng để xoa bóp, có tác dụng rất tốt cho việc giảm đau.
Read More
Triệu chứng điển hình của bệnh đau vai gáy thường gặp

Triệu chứng điển hình của bệnh đau vai gáy thường gặp

Bệnh đau vai gáy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây ra không ít khó khăn đến cuộc sống bình thường của người bệnh. Nhận biết sớm được các triệu chứng điển hình của đau vai gáy có thể giúp chúng ta chủ động tìm các biện pháp khắc phục.

 


Các triệu chứng điển hình của bệnh đau vai gáy


Triệu chứng của đau vai gáy có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và nguyên nhân bệnh lý. Tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu của nó đều rất dễ nhận biết.

Triệu chứng đau vai gáy với nguyên nhân sinh lý


Nguyên nhân sinh lý bao gồm yếu tố tuổi tác, các tác động từ bên ngoài vào vai gáy như va đập, gối đầu lên vật cứng hoặc gối cao, đứng ngồi lâu một chỗ… Trong trường hợp này, cơ thể thường có các triệu chứng như sau:

· Đau mỏi vai gáy: Xuất hiện ngay sau khi tác động vào vai gáy. Mức độ đau mỏi vai gáy chỉ dừng lại ở nhẹ hoặc trung bình, rất hiếm khi đau đớn dữ dội.

· Hạn chế vận động cổ gáy: Các hoạt động như xoay cổ, cúi hoặc ngửa đầu có thể gặp khó khăn trong thời gian ngắn. Sau khi được vận động, vùng cổ gáy trở nên linh hoạt hơn và dần phục hồi.

· Đau nhanh chóng chấm dứt:Các cơn đau diễn biễn theo xu hướng nhẹ dần và có thể tự chấm dứt sau đó không lâu. Thậm chí ngay cả khi người bệnh không có một tác động nào nhằm chữa trị các cơn đau vai gáy, bệnh vẫn tự khỏi nếu được nghỉ ngơi trong thời gian ngắn.

Triệu chứng đau vai gáy với nguyên nhân bệnh lý


Các bệnh được nhắc đến nhiều nhất trong trường hợp này là chấn thương nặng vùng cổ gáy, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ, cong vẹo bẩm sinh cột sống cổ… Triệu chứng của bệnh được mô tả như sau:

· Đau vai gáy: Đau xuất hiện nhiều vào buổi sáng sớm hoặc ban đêm. Đau có thể âm ỉ cả ngày hoặc đôi khi có những cơn đau nặng bất thường.

· Đau lặp lại nhiều lần và ngày càng nặng: Triệu chứng đau vai gáy kéo dài từ ngày này qua ngày khác, thậm chí diễn ra hàng tuần, hàng tháng và ngày càng nặng hơn dù đã được sử dụng các biện pháp khắc phục.

· Đau có tính chất lan tỏa: Đau lan từ gáy sang hai vai, lên thái dương, nhiều khi là lan tới cả cánh tay và bàn tay, gây ra hiện tượng tê bì, đau nhức từ vai gáy xuống cả hai tay.

· Xuất hiện điểm đau vùng vai gáy: Nếu dùng tay nhấn vào vùng vai gáy, có thể thấy những điểm đau nhói rõ rệt

· Tăng cảm giác vùng vai gáy:Đau khi người bệnh di chuyển, vận động. Thậm chí ngay cả khi nằm nghỉ ngơi, vùng này vẫn có thể bị đau.

· Hạn chế vận động rõ rệt: Người bệnh rất đau khi phải quay đầu sang hai bên và dường như mất khả năng ngoái đầu lại phía sau.

· Ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh: Toàn thân người bệnh mệt mỏi, chán ăn, gầy sút. Hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống bị giảm sút rõ rệt.



Dựa vào các triệu chứng điển hình của bệnh đau vai gáy, người bệnh có thể xác định sơ bộ trường hợp của mình có phải là bệnh lý nguy hiểm hay không. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, các tổn thương sinh lý kéo dài cũng có thể tạo điều kiện cho bệnh lý phát triển. Nếu thấy các vấn đề bất thường kéo dài từ trên 3 ngày đến 1 tuần, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Read More